Đại hội Trà Kiệu 2017 – cơ hội trở về bên...
GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG *** THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG NĂM 2017 Trà Kiệu, 30 – 31/5/ 2016 Kỷ...
Sáng thứ bảy 5-11-2016, Đức Phanxicô đã tiếp kiến 300 người thuộc hoàng tộc Habsburg đi hành hương Rôma trong dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ngài ca ngợi tấm gương của chân phước Carlo (1887-1922) của Áo thuộc dòng tộc này. Ngài nhấn mạnh, gia đình Habsburg là nôi của các ơn gọi. Kể từ thế kỷ 13, hoàng tộc Habsburg thuộc hàng hoàng tộc quan trong nhất ở Âu Châu với nhiều vị hoàng đế và vua tại Áo, Hungari, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và nhiều nước khác.
Trong buổi tiếp kiến, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh đến sáng kiến hành hương gia đình của họ: “Tôi mong muốn nhấn mạnh đến khía cạnh này, vì gia đình theo nghĩa rộng, với sự phong phú của các mối dây liên hệ và nét đa dạng của nó là một giá trị ngày nay chúng ta cần khám phá lại”.
Đức Phanxicô nói tiếp: «Gia đình kitô là mảnh đất đầu tiên, nơi đó ơn gọi được gieo – khởi từ ơn gọi vợ chồng, một ơn gọi đúng nghĩa ơn gọi! – mới có thể ủ mầm và phát triển». Ngài vui mừng vì thấy các ơn gọi đời sống chức thánh và thánh hiến đã được nảy sinh từ các thế hệ mới của gia đình hoàng tộc này.
Đức Phanxicô cũng nhắc đến mẫu gương của chân phước Carlo hoàng đế nước Áo, lên ngôi cách đây 100 năm, trong thời thế chiến thứ I là hình ảnh của “người cha gia đình nhân lành, là người phục vụ cho sự sống và hòa bình”.
Năm 2004, Đức Gioan-Phaolô II đã phong chân phước cho Vua Carlo. Sau khi là quân nhân phục vụ vào đầu Thế chiến thứ nhất, vua Carlo lên ngôi năm 1916 và thoái vị năm 1918. Ông có tám người con với công chúa Zita de Bourbon-Parme.
Một Âu châu xây dựng trên các giá trị Kitô giáo
Hoàng đế cuối cùng của nước Áo “nhạy cảm trước lời kêu gọi của Đức Bênêđictô 15”, người hết sức tìm kiếm hòa bình, đến độ không được nhiều người hiểu và còn bị nhạo cười. Đức Phanxicô nói tiếp: “Hơn bao giờ hết, hoàng đế Carlo là tấm gương mẫu mực cho chúng ta trong thời buổi này, chúng ta có thể cầu khẩn ngài như vị chuyển cầu để xin Chúa ban hòa bình cho toàn thể nhân loại”.
Đức Giáo hoàng chúc cho gia đình hoàng tộc Habsburg: “Ước gì tinh thần của hoàng đế Carlo giúp gia đình không luyến tiếc quay về quá khứ nhưng năng động trong hiện tại với các thách thức và nhu cầu của mình.” Ngài khuyến khích họ dấn thân trong các tổ chức tương trợ, cổ động cho nhân bản và văn hóa, cũng như hỗ trợ trong kế hoạch một Âu châu là căn nhà chung được xây dựng trên các giá trị nhân bản và kitô giáo”.
Kết thúc buổi tiếp kiến, Đức Phanxicô cho biết, ngài đồng hành với gia đình hoàng tộc trong lời cầu nguyện của mình.