Tổng hợp một số địa điểm hành hương công giáo bạn nên bắt đầu “tour”

tourhanhhuongconggiao-1

Tổng hợp một số địa điểm hành hương công giáo bạn nên bắt đầu “tour”

Thời gian gần đây chúng ta nghe nói đến những cuộc Hành Hương, và chính chúng ta cũng đã tổ chức những cuộc Hành Hương. Hành hương là một hình thức tỏ bày lòng khát vọng đạo đức, muốn phong phú hóa cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống tinh thần, nên đi tìm kiếm một sức mạnh mới từ thế giới siêu nhiên. Hầu như các Tôn Giáo lớn có truyền thống hành hương: Tín hữu Phật giáo đến chùa, Ấn độ giáo đến Sông Ganges, Hồi giáo đến Mekka ( Mecque), Do thái giáo đến đền thánh Jerusalem. Còn Giáo Hội Công giáo thì sao?.

Từ thời xa xưa, hành hương là một tập tục gắn liền với đời sống Công giáo, Chính thống giáo và Anh Giáo. Giáo Hội Tin lành không thích Hành Hương. Hành hương Công giáo là một cuộc du hành đến những nơi có những thánh tích đặc biệt của Chúa, Đức Mẹ và các thánh.Khi ta hành hương về một trung tâm là để phong phú, củng cố thêm cho cuộc sống đức tin của chúng ta hay cho những người khác, ngay cho Quê hương, cho Giáo Hội. Chúng ta cầu xin, chúng ta cảm tạ, chúng ta hi sinh, đền tội với các cộng đoàn hành hương, những người cũng mang những khao khát, những thao thức đến với Chúa, Mẹ Maria và các thánh như chúng ta. Chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống đạo tươi trẻ hơn, lạc quan hơn, chúng ta biết thêm về Giáo Hội hoàn vũ hơn

Trung Tâm Hành Hương Công Giáo JM xin liệt kê một vài địa điểm hành hương công giáo mà các bạn có thể bắt đầu “tour” khi thực sự cảm thấy cần thiết:

1 Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang:

Đức Mẹ La Vang đã trở nên quá phổ biến với hầu hết mọi tin hữu công giáo Việt Nam. Sẽ không có nhiều trở ngại và khó khăn gì khi bạn đến linh địa này hành hương. Thông tin thêm xin xem tại đây

2 Đức mẹ Tà Pao

Tượng Đức Mẹ trên núi Tà Pao nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Tượng Đức Mẹ này đúc bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m.

Đặc biệt là ngày 13 mỗi tháng, tại Nhà thờ Tánh linh cách núi Tàpao 7km có thánh lễ đồng tế do Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự. Nhiều linh mục đến giải tội và dâng lễ. Ngày 13 hàng tháng có 3000-5000 người, riêng ngày 13.5 và 13.10 có hơn 10.000 người đến kính Mẹ.

Đức Mẹ Tà Pao
Đức Mẹ Tà Pao

3 Đức Mẹ Trà Kiệu

Đức Mẹ Trà Kiệu là tên gọi mà người công giáo Việt Nam dùng để gọi Đức Maria trong đền thờ được xây dựng năm 1898, trên Ðồi Bửu Châu, phía đông Trà Kiệu, thuộc Xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam. Ðền thờ được dâng kính Ðức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, với mục đích ghi nhớ sự kiện Ðức Mẹ phù hộ cho giáo hữu nơi đây trong cuộc chiến chống lại Phong trào Cần Vương năm 1885

Cùng với phong trào di dân từ Miền Bắc và Miền Trung vào phía Nam, vùng đất Trà Kiệu trở thành nơi dừng chân của nhiều đoàn người di dân. Làng công giáo Trà Kiệu đã được dựng lên vào khoảng năm 1628.

Từ năm 1883, sau khi Vua Tự Ðức băng hà nổi lên Phong Trào Cần Vương nhằm đánh đuổi quân Pháp và tàn sát người Công giáo. Ngày 1 tháng 9 năm 1885, quân lính Văn Thân kéo đến vây làng Trà Kiệu, trong khi linh mục Bruyère (thuộc Hội Thừa sai Paris) và giáo dân không kịp chuẩn bị.

Cuộc giao tranh giữa làng công giáo Trà Kiệu và quân lính văn thân kéo dài trong nhiều ngày. Tương quan lực lượng chênh lệch, phe Văn Thân mạnh hơn cả về nhân lực và vũ khí nên những người công giáo đã bày tượng Ðức Mẹ trên bàn thờ để cầu nguyện. Trong khi thanh niên lâm chiến, thì người già và trẻ con tập trung đọc kinh trước ảnh Đức Mẹ. Khi xong trận, họ lại quay về tạ ơn Mẹ. Khẩu hiệu tiến quân của giáo dân là 3 tên thánh: Giêsu, Maria, Giuse. Mỗi khi quân Văn thân tiến đến giáp lũy tre phóng thủ, thì đồng loạt tất cả giáo dân hô to khẩu hiệu và ào ra giao chiến.

Sau đó quân Vân Thân tăng viện thêm đại bác. Họ đặt đại bác trên Ðồi Kim Sơn và Bửu Châu để bắn vào nhà thờ, nơi được xem như là trung tâm xuất phát các trận phản công, đồng thời là biểu tượng của tinh thần kháng chiến của giáo hữu. Nhà thờ bị trúng đạn 1 lần nhưng tổn thất không đáng kể. Một khẩu đại bác đặt cách nhà thờ chừng 100 thước nhưng không sao bắn trúng được nhà thờ. Theo truyền tục thì võ quan chỉ huy đã thú nhận rằng ông ta cố tình nhắm bắn thì thấy “một người đàn bà xinh đẹp, bận áo trắng, đứng trên nóc nhà thờ nên không thể nào nhắm trúng được”. Thông tin này đã khiến quân lính trong phe Văn Thân xôn xao.

Vị linh mục và giáo dân nghe vậy đều nghĩ rằng phép lạ Ðức Mẹ làm, cũng mong được nhìn thấy, nhưng không ai trông thấy ngoại trừ một người đàn bà, tên là Chỉnh. Ðồng thời phe Văn thân còn thấy nhiều trẻ nhỏ mặc áo đỏ áo trắng từ trên không trung bay xuống qua lũy tre xanh, tay cầm gươm bạc sáng ngời vả đánh giúp giáo dân.

Ngày 21 tháng 9 năm 1885, phe giáo dân chiếm lại bộ chỉ huy của Văn Thân đặt trên Ðồi Bửu Châu. Trà Kiệu được giải vây từ đó. Ðêm đến, mọi người họp nhau trong nhà thờ sốt sắng tạ ơn Thiên Chúa, nhất là Thánh Mẫu Maria.

4 Đức Mẹ Sao Biển Đà Nẵng

Đức Mẹ Sao Biển là một tước hiệu cổ xưa dành cho Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Từ Sao Biển xuất phát từ phiên âm tiếng Latinh của tước hiệu Stella Maris.

Tước hiệu này được sử dụng để nhấn mạnh vai trò của Đức Mẹ như là một dấu hiệu của niềm hy vọng và là một ngôi sao dẫn đường cho các Kitô hữu, đặc biệt là người ngoại đạo, những người mà Kinh Thánh Cựu Ước gọi ẩn dụ là biển. Dưới tước hiệu này, Maria được cho là người hướng dẫn và bảo vệ của những người đi trên biển.

Khía cạnh này của Đức Trinh Nữ đã dẫn đến “Đức Mẹ Sao Biển” được đặt là bổn mạng của các Giáo đoàn đi biển, những người làm nghề biển, và nhiều nhà thờ ven biển được đặt tên là Stella Maris hoặc Mẹ Maria Sao Biển. Hiện nay tước hiệu cổ xưa này được sử dụng rộng rãi để tôn kính Đức Maria trong toàn thế giới Công giáo.

5 Cha Trương Bửu Diệp

Ai đã từng đến du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có lẽ sẽ không thể bỏ qua một điểm hành hương nổi tiếng: Tắc Sậy. Từ những năm của thập niên 1980 trở đi, hằng năm cứ vào ngày 11–12/3 dòng người lương giáo từ các nơi tuôn về Tắc Sậy, trên nhiều chiếc xe đò chở khách người ta còn có thể thấy hình một vi linh mục mặt vuông chữ điền rất dễ mến. Họ đến Tắc Sậy để làm gì vậy? Thưa để kỷ niệm lễ giỗ của một vị linh mục có tên là Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và xin ơn qua sự bầu cử của Ngài.

tourhanhhuongconggiao-2

Đôi dòng tiểu sử

* Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 1-1-1897, được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
* Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng (1860-1935), mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước.
* Năm 1904, lúc ngài lên 7 tuổi thì mẹ mất. Theo cha, gia đình dời lên Battambang, Campuchia, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyễn thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến Dinh, xã Tân Hoà, huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp.
* Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền cho ngài vào tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới An Giang. Mãn tiểu chủng viện, ngài lên đại chủng viện Nam Vang, Campuchia (lúc đó các họ đạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận Phnom Penh, Campuchia).
* Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Ðức cha GB. Chabalier. Lễ vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.
* Năm 1924-1927, được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia.
* Năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại tiểu chủng viện Cù lao Giêng.

Sống chết vì đoàn chiên

Tháng 3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc, Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.

Theo lời kể của ông Giacôbê Huỳnh Văn Lập 76t, ngày xưa là chú bé giúp lễ ở với cha (ông Ba Lập hiện vẫn còn sống ở tại Tắc Sậy) thì cha Diệp rất hiền nhưng khi giảng thì có lúc giọng cha rất hùng hồn mạnh mẽ, có lúc lại rất êm đềm. Cha cũng rất thương người nghèo: ông còn nhớ khi có những người nghèo đói bất kể lương giáo hay người lỡ đường cha đều kêu vào rồi mở lẫm lúa cho họ lấy lúa đem ra xay giã lấy gạo (vì lúc đó không có nhà máy xay lúa như bây giờ).

Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương vì chiến tranh giữa Nhật và Pháp, dân chúng nhiều người di tản. Cha bề trên địa phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu kêu gọi ngài lánh mặt; người Pháp 3 lần đem xe đến rước, khuyên ngài tạm lánh khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”

Ngày 12-3-1946, ngài bị Nhật bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy, tất cả bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm lúa của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Cũng theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung quanh tính đốt tất cả, nhưng cha Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam. Cha khuyên giáo dân ăn năn tội và giải tội cho họ. Cha bị mời đi làm việc 3 lần và lần thứ ba thì không thấy trở về nữa. Sau khi cha bị mời đi lần thứ ba bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.

Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm thấy xác ngài từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi như Chúa Giêsu trên thập giá

Gửi ý kiến của bạn

Tác giả: Hành Hương Công Giáo JM

Hành Hương Công Giáo JM - Tổ chức chuyên phục vụ các Tour hành hương đến các điểm hành hương trên toàn quốc cho anh chị em Ki Tô hữu trong niềm tin vào Đức Ki Tô Mọi thông tin tư vấn: 0934 734 099 - 0973 760 948