Đại hội Trà Kiệu 2017 – cơ hội trở về bên...
GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG *** THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG NĂM 2017 Trà Kiệu, 30 – 31/5/ 2016 Kỷ...
Ya Yoan là một nông dân 34 tuổi người dân tộc Chu ru, sống tại huyện Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm đồng, cách Sàigòn hơn 300 cây số.
Từ khi mẹ của anh, một phụ nữ khoảng 70 tuổi, không biết nói tiếng Việt, và cũng không biết mình bị ung thư phổi, được chẩn đoán và khám phá bị ung thư phổi, mỗi tháng anh phải đưa mẹ đến bệnh viện ung bướu Sàigòn để làm các xét nghiệm và nhận trị liệu y khoa. Mỗi lần như thế, họ phải ở lại thành phố Sàigòn từ 3 cho đến 5 ngày. Vì không có tiền để thuê nhà trọ, nên mỗi khi ở lại, họ thường ngủ trên nền nhà của bệnh viện. Bên cạnh đó, mỗi ngày họ phải chi tiêu cho việc ăn uống từ một đến hai trăm ngàn đồng tiền Việt nam. Anh Ya Yoan có 13 người anh chị em khác, nhưng họ không thể phụ giúp với anh để chi trả chi phí đi lại từ quê nhà đến Sàigòn để khám bệnh cho mẹ anh.
May mắn là từ tháng 6 vừa qua, một Linh mục ở làng quê của anh đã giới thiệu anh và mẹ với các nữ tu dòng Nữ tử Bác ái thánh Vinhsơn Phaolô và tu viện của họ ở thành phố Sàigòn. Từ đó, anh và mẹ anh đã có thể đến trọ tại tu viện của các nữ tu mỗi khi họ phải về thành phố để chữa bệnh.
Anh Ya Yoan chia sẻ: “Chúng tôi rất may mắn trú ngụ tại đây. Các nữ tu cho chúng tôi chỗ ăn ngủ miễn phí. Chúng tôi cảm thấy an toàn ở đây. Cám ơn sự phục vụ của các nữ tu, tôi có thể ở đây an mạnh để chăm sóc mẹ trong tương lai. Được ở trong một tu viện yên tĩnh giúp tôi có cơ hội cầu nguyện cho mẹ tôi được chữa lành”.
Là một người ở miền cao nguyên xa xôi về thành phố, nên anh Yoan cảm thấy rất lạ lẫm, không biết cách đi lại ở thành phố. Nhưng các nữ tu đã dùng xe gắn máy chở anh và mẹ đến bệnh viện, rồi chỉ cho họ cách đón xe bus ở đó để đi.
Nữ tu Marta, phụ trách tu viện, cho biết là các nữ tu của tu viện đã chia sẻ một phần chỗ ở của họ để làm chỗ lưu trú cho các bệnh nhân; mỗi lần các chị có thể giúp được cho khoảng 30 bệnh nhân và người nhà của họ. Phần lớn những người đến lưu trú là các gia đình thu nhập thấp hay các nhóm người thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa. Họ thường lưu trú tại tu viện từ 2 ngày cho đến một tuần để làm các xét nghiệm và điều trị. Chị chia sẻ: “Chúng tôi nấu các bữa ăn cho họ, cung cấp tiền để họ trả tiền trị liệu thuốc men và chi phí đi lại; chúng tôi lái xe gắn máy chở họ đến bệnh viện và giúp họ làm các giấy tờ ở bệnh viện, vì các bệnh nhân người thiểu số không biết tiếng Việt và các phương tiện đi đến bệnh viện”.
Có 3 nữ tu làm việc tại các bệnh viện công, vì vậy họ biết cách giúp các bệnh nhân có được điều trị đúng và giúp họ đi đến nơi họ cần đi. Chị nói: “Chúng tôi sắp xếp để đáp ứng các nhu cầu của các bệnh nhân nghèo ở tu viện của chúng tôi như sứ vụ chính của chúng tôi.”
Nữ tu Marta cũng cho biết là có đủ loại bệnh nhân đến lưu trú tại tu viện của các chị. Có những người bị thương chân tay hay mắt khi làm việc tại các cánh đồng hay trong rừng; những bệnh nhân khác thì bị ung thư, nhồi máu cơ tim, đau bao tử, vấn đề sinh sản, thần kinh và nhiều bệnh khác. Các bệnh viện ở các vùng sâu vùng xa thiếu các công cụ y khoa và không có các bác sĩ chuyên khoa giỏi. Do đó, các bệnh nhân thường bị nặng hơn và có khi chết vì không được chăm sóc điều trị thích hợp. Sàigòn là nơi có nhiều bệnh viện lớn, cũng như các trung tâm săn sóc sức khỏe, vì vậy bệnh nhân từ khắp nước Việt Nam đến đây để chữa trị. Các nữ tu bắt đầu tiếp đón, cho các bệnh nhân cư trú từ năm 2000 khi mà các nữ tu ở các vùng xa xôi bắt đầu đưa các bệnh nhân đến bệnh viện ở thành phố để chữa trị. Các Linh mục và tu sĩ sống ở ngoài thành phố, cũng ở đây trong thời gian trị bệnh và họ cũng giới thiệu các bệnh nhân đến tu viện ở.
Chị phụ trách tu viện cho biết là tu viện giúp chi trả các chi phí là nhờ đóng góp của các ân nhân, còn các bệnh nhân thì mang đến cho các nữ tu rau quả trồng từ vườn nhà của họ. (National Catholic Reporter 07/09/2016)
(Vatican 03/10/2016)
Hồng Thủy